Đánh giá chi tiết Dell XPS 15 9510
Nếu các bạn đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho những chiếc MacBook Pro? Hãy hướng ánh nhìn tới dòng XPS của Dell nhé. Đây là dòng sản phẩm laptop có thiên hướng là thiết bị máy trạm, nhưng trên thực tế thì nó vẫn được nhà sản xuất gắn tên gọi là “dành cho sáng tạo”. Cùng tìm hiểu Dell XPS 15 9510 qua bài đánh giá sau của chúng tôi.
Tương tự như phiên bản năm ngoái, người dùng cần lưu ý đôi chút khi lựa chọn cấu hình, nếu bạn chọn phiên bản trang bị chip Intel Core i5 thì sẽ chỉ nhận được card đồ họa tích hợp. Còn nếu cần một GPU chuyên dụng, thì hãy nâng lên Core i7-11800H hoặc i9-11900H, kết hợp với card đồ họa RTX 3050 hoặc RTX 3050 Ti.
Một trong những điều chúng tôi quan tâm nhất trước khi trải nghiệm XPS 15 9510, đó là những gì sức mạnh đồ họa bên trong máy có thể mang lại, lý do là vì mức TGP của cả 2 tùy chọn card rời đều khá khiêm tốn chỉ 45W, trong khi nó lại được kết hợp với những mẫu chip có hiệu năng cao. Bên cạnh đó thì người dùng sẽ có các tùy chọn màn hình hiển thị “ngon lành”, ví dụ như màn OLED 3,5K với độ phủ màu DCI-P3 cao, còn phiên bản chúng tôi dùng để trải nghiệm sẽ có màn hình IPS 4K với màn cảm ứng.
Xem thêm: Đánh giá chi tiết Laptop Lenovo X1 Carbon
Thông số kỹ thuật Dell XPS 15 9510
- CPU: Intel Core i9-11900H / Intel Core i7-11800H / Intel Core i5-11400H
- GPU: Nvidia GeForce RTX 3050 Ti / RTX 3050 / Intel UHD Xe G4
- Màn hình: 15,6inch, FHD+ (1920×1200), IPS / 3,5K (3456×2160), OLED / UHD+ (3840×2400), IPS
- 2 khe M.2: 2280 M.2 NVMe PCIe
- Ram hỗ trợ lên tới 64GB
- Pin: 87Wh, 6 cell / 86Wh, 6 cell / 56Wh, 3 cell
- Kích thước: 344,40 x 230,30 x 7,70 ~ 18,00 mm (13,56 “x 9,07” x 0,30 “)
- Trọng lượng: 2,04 kg (4,5 lbs)
- Nguồn sạc: 130W (90W nếu là phiên bản chip i5)
Thiết kế và độ hoàn thiện
Tương tự như những anh em thế hệ trước, XPS 15 mới cũng được làm từ nhôm ở phần vỏ ngoài của máy, kết hợp thêm chất liệu carbon cho phần mặt C khung bàn phím. Độ dày của máy ở nơi dày nhất là 18mm, cùng trọng lượng hơn 2kg một chút.
Chúng tôi đánh giá khá cao chất lượng hoàn thiện của máy, nó có cấu trúc khung khá cứng cáp và chắc chắn, có hiện tượng flex nhẹ nhưng không đáng kể cho lắm. Bên cạnh đó với những phiên bản có màn hình cảm ứng, thì Dell còn gia cố thêm màn hình với lớp kính cường lực Gorilla Glass 6.
Bản lề chắc chắc và linh hoạt, cho thao tác đóng mở nắp máy bằng một tay dễ dàng. Đồng thời khung máy và màn hình cũng khá ổn định, không bị lung lay khi bạn lỡ vô tình chạm vào bàn. Thêm điểm ấn tượng là viền màn hình rất mỏng ở cả 4 cạnh. Cộng thêm camera 4 thành phần trên webcam, độ phân giải HD và có trang bị máy quét nhận dạng gương mặt IR.
Tiến xuống phần carbon của mặt C trên máy, nó có lớp hoàn thiện bề mặt là cao su, nên mang lại cảm giác khá mượt và thích tay khi sờ chạm tay lên. Bàn phím của XPS 15 9510 có hành trình phím trung bình, độ nảy khá, kích thước các phím chính khá lớn, gõ êm. Bên dưới bàn phím có đèn nền màu trắng, và sẽ không có cụm phím số numpad, thay vào đó sẽ có 2 tấm lưới lớn ở 2 bên bàn phím chứa bộ loa ở bên dưới.
Kích thước của touchpad trên XPS 15 9510 là rất lớn so với tổng thể khung bàn phím, chiều ngang 15cm và chiều dài 9cm. Bề mặt được xử lý nhám sần nhẹ, cho thao tác rê vuốt lướt khá thoải mái và dễ chịu, độ nhạy và độ chính xác khá cao.
Ở mặt đáy của máy sẽ có tấm lưới thông gió, khí nóng bên trong sẽ được thoát ra từ 2 khe tản ở mặt sau của máy. Hướng của 2 khe tản nhiệt này hướng về mặt dưới của khung màn hình, và chúng tôi hy vọng điều này sẽ không ảnh hưởng tới quá trình sử dụng máy.
Cổng kết nối
Về các cổng kết nối được bố trí trên Dell XPS 15 9510, ở cạnh trái sẽ cổng khóa Kensington, 2 cổng USB-C 3.2 tích hợp công nghệ Thunderbolt 4 tiên tiến.
Còn ở cạnh phải người dùng sẽ nhận được jack cắm tai nghe kèm mic 3.5mm, khe đọc thẻ nhớ SD, và thêm 1 cổng USB-C 3.2 Gen 2.
Tháo lắp, nâng cấp, và vệ sinh
Máy có viên pin dung lượng khá lớn 86Wh.
Và như ở hình dưới các bạn có thể thấy 2 khe cắm SODIMM bên trong XP 15, hỗ trợ nâng cấp Ram lên tới 64GB chạy Dual Channel. Còn về ổ cứng lưu trữ, chúng ta sẽ có 2 khe cắm M.2 PCIe x4.
Không giống như XPS 17inch, phiên bản này không có tản nhiệt buồng hơi. Thay vào đó, Dell vẫn sử dụng giải pháp tản nhiệt thông thường với 2 ống đồng dẫn nhiệt sử dụng chung cho cả CPU và GPU, 2 quạt tản, 2 khe tản và 1 số tấm tản nhiệt nhỏ cho bộ nhớ graphics và mạch VRM.
Màn hình hiển thị
Dell XPS 15 9510 mà chúng tôi đang trải nghiệm có màn hình kích thước 15,6 inch, độ phân giải cao là 4K (3840×2400) và là màn cảm ứng, mã model của màn hình là Sharp 90T02-LQ156R1 (SHP14D0). Tỷ lệ màn hình 16:10 và mật độ điểm ảnh – 290 ppi.
Góc nhìn do tấm nền IPS mang lại là rộng rãi và thoải mái, bên dưới là hình ảnh chụp ở các góc độ để các bạn đánh giá chất lượng hiển thị hình ảnh và màu sắc.
Độ sáng tối đa đo được là 465 nits ở khoảng giữa màn hình. Nhiệt độ màu tương ứng trên màn hình trắng là 6470K – khá tương đương với mức tối ưu cho tiêu chuẩn sRGB là 6500K.
Trong hình minh họa bên dưới, bạn có thể thấy màn hình hoạt động như thế nào từ góc độ đồng nhất. Độ sai lệch màu là tương đối, còn tỷ lệ tương phản thì rất tốt -1740:1.
Đường chấm màu vàng thể hiện phạm vi bao phủ gam màu của Dell XPS 15 9510. Màn hình của nó bao phủ 100% sRGB và 96% DCI-P3, mang lại hình ảnh và màu sắc sống động, sắc nét, trải nghiệm thị giác tốt.
Dell XPS 15 9510 cung cấp các ứng dụng để hiệu chỉnh thêm màu sắc như “Premier Color”, “Cinema Color” và “Premier Color Calibration”.
Ứng dụng Hiệu chỉnh màu cao cấp “Premier Color Calibration” khá dễ hiểu và dễ sử dụng.
Trình điều khiển Drivers
Tất cả các trình drivers và tiện ích cho Dell XPS 15 9510 có thể tìm thấy tại ĐÂY.
Thời lượng pin
Viên pin 86Wh của XPS 15 mang lại 8 giờ 31 phút lướt duyệt web, hoặc 7 giờ 22 phút phát video. Kết quả đo được trong điều kiện: chế độ Better Performance của Windows đã bật, độ sáng màn hình được điều chỉnh xuống thành 120 nits, tắt tất cả các chương trình khác đang chạy ngoại trừ chương trình chúng tôi dùng để kiểm tra máy.
Hiệu năng CPU
Hiện tại Dell XPS 15 9510 mang tới 3 tùy chọn bộ vi xử lý của Intel bao gồm: Core i5-11400H, i7-11800H và i9-11900H.
Hiệu năng GPU
Nếu bạn chọn phiên bản trang bị chip Core i5, thì bạn sẽ chỉ có card đồ họa tích hợp. Còn nếu chọn các phiên bản cao cấp hơn, nó sẽ đi kèm với tùy chọn card đồ họa rời RTX 3050 hoặc RTX 3050 Ti, cả hai đều có mức TGP là 45W và bộ nhớ GDDR6 4GB.
Chơi game
Nhiệt độ và hệ thống tản nhiệt
Stress test
Trong thử nghiệm này, chúng tôi cho máy thực hiện các tác vụ từ nhẹ tới nặng, dần dần đẩy hiệu suất các nhân CPU lên mức tối đa 100%, từ đó theo dõi mức độ ổn định của xung nhịp và nhiệt độ tỏa ra của con chip, theo từng mốc thời gian.
XPS 15 9510 có màn “thể hiện” hiệu năng tệ nhất trong các mẫu laptop sử dụng chung CPU này mà chúng tôi đã từng thử nghiệm. Ngay cả với cài đặt chế độ Ultra Performance, thì hệ thống tản nhiệt với cài đặt sẵn từ nhà sản xuất với định hướng tới sự thoải mái, hạn chế tiếng ồn do quạt quay, dẫn tới việc các quạt tản đã quay chậm hơn mức cần thiết.
Thêm 1 lý do nữa là theo quan sát của chúng tôi, có vẻ như Dell chỉ chăm chăm theo đuổi và muốn đánh bại MacBook Pro của Apple hơn là cạnh tranh với các đối thủ chạy nền tảng Windows khác!!
Lý do tương tự cũng xảy đến với card đồ họa rời, trong quá trình trải nghiệm chơi game, chúng tôi quan sát thấy quạt thậm chí còn không quay trong những thời điểm bắt đầu cuộc chơi. Dẫn tới hệ thống tản nhiệt điều tiết không được tốt. Phải đợi một khoảng thời gian sau đó, khi hệ thống ổn định bình thường, máy mới có thể duy trì giới hạn TGP 44-45W của RTX 3050 Ti.
Phần chính giữa ở mé trên của bàn phím ghi nhận được nhiệt độ bề mặt lên 45 độ C. Và điều này diễn ra khá nhanh, do “phản ứng chậm” của hệ thống quạt tản. Nhưng xét về mặt tích cực, chúng tôi xác nhận rằng XPS 15 9510 thực sự yên tĩnh ngay cả khi chạy các tác vụ công việc nặng.
Tổng kết
Ưu điểm
- Kết cấu thân máy cứng cáp chắc chắc
- Màn hình có viền siêu mỏng ở cả 4 cạnh, có tùy chọn màn cảm ứng
- Độ phân giải, độ phủ màu và độ sáng màn hình cao
- Hỗ trợ nâng cấp và vệ sinh dễ dàng
- Tích hợp cảm biến vân tay và nhận dạng gương mặt
- Cổng kết nối sử dụng công nghệ mới tiên tiến
Nhược điểm
- Hệ thống tản nhiệt hoạt động khó hiểu
- Hiệu năng đôi lúc không ổn định
- Mức giá sản phẩm cao
- Độ chính xác màu không cao lắm
Nguồn: laptopmedia